Xu hướng Du học trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng. Theo thống kê của UNESCO, khoảng 63.703 sinh viên Việt Nam đang theo đuổi các chương trình đại học và sau đại học ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy việc lựa chọn một môi trường phù hợp để Du học đang được rất nhiều bậc phụ huynh và các bạn trẻ quan tâm.
1. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO
Hệ thống giáo dục Ba Lan có truyền thống khoảng 650 năm với sự kế thừa kinh nghiệm giảng dạy từ những thế hệ trước cùng sự chuyên nghiệp và đổi mới.
Phát huy truyền thống, nhiều trường Đại học Ba Lan đã giành được nhiều thứ hạng cao trong khu vực với đội ngũ giảng viên đều là những chuyên gia có kiến thức sâu và kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng trên toàn Thế giới.
Chất lượng của hệ thống giáo dục được kiểm định bởi Ủy ban Kiểm định Nhà nước, theo dõi tất cả các tổ chức giáo dục Đại học của Ba Lan. Kết quả cho thấy, hơn 80% các trường đại học Ba Lan có thứ hạng xuất sắc và tốt.
Ngày nay, hệ thống giáo dục đại học của Ba Lan đang phát triển nhanh chóng. Ba Lan giữ vị trí thứ tư ở châu Âu (sau Anh, Đức và Pháp) về số lượng người đăng ký học đại học. Tổng số học sinh tại hơn 400 trường đại học là gần 1,5 triệu. Mỗi năm có gần nửa triệu thanh niên bắt đầu học ở các trường đại học và cao đẳng. Hầu hết các trường đều cung cấp các khóa học bằng tiếng nước ngoài.
2. HỌC PHÍ VÀ CHI PHÍ SINH HOẠT CỰC THẤP
Mặc dù Ba Lan trải qua một quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, tuy nhiên chi phí sinh hoạt vẫn thấp hơn đáng kể so với hầu hết các nước EU. Học phí các khóa học chỉ từ 2,000 – 5,000 EUR/năm (tùy vào ngành học).
So với các nước châu Âu khác Ba Lan là một nơi tương đối rẻ để sinh sống và học tập. Giá cả phụ thuộc rất nhiều vào thành phố, chi phí trung bình của sinh viên từ 350 EUR đến 550 EUR.
Dưới đây là một số ví dụ để đưa ra ý tưởng về số tiền sinh viên chi tiêu mỗi tháng.
Chi phí trung bình hàng tháng:
Thuê trong căn hộ chung (hoặc ký túc xá) 80-150 EUR
Món ăn 100-150 EUR
Giao thông (ở các thành phố lớn) 15-20 EUR
Điện thoại / di động, internet, TV 20-30 EUR
Tài liệu nghiên cứu 30-50 EUR
Các chi phí khác 70-100 EUR
3. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH CƯ
Để Du học tại Ba Lan, một sinh viên không thuộc EU/EEA phải chứng minh rằng họ có đủ điều kiện tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt tại Ba Lan. Trước đây, DHS tại Ba Lan không có giấy phép lao động chỉ được làm thêm trong 3 tháng nghỉ hè từ tháng 7 đến tháng 9. Với chính sách mở cửa của Chính phủ Ba Lan, kể từ ngày 1/5/2015 sinh viên học chính quy, bất kể có giấy phép cư trú tạm thời hoặc thị thực, có thể làm việc trên lãnh thổ Ba Lan mà không phải xin giấy phép lao động trong thời gian giấy phép cư trú có giá trị (thị thực hoặc thẻ).
Sự thay đổi đáng kể trong quy định chính thức này là một tin tốt cho DHS đến Ba Lan. Việc này không bị giới hạn thời gian, nghĩa là bạn có thể làm việc mà không cần xin giấy phép lao động vào bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian học tập tại Ba Lan miễn là đảm bảo thời gian cho việc học. Không chỉ kiếm thêm thu nhập để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt mà việc làm thêm sẽ giúp DHS tăng thêm vốn ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm thực tế quý giá.
Theo Liên đoàn doanh nghiệp Ba Lan (ZPP), nền kinh tế nước này cần thêm khoảng 5 triệu lao động để có thể duy trì tăng trưởng trong vòng 30 năm tới nhưng Ba Lan đang đối mặt với tình trạng di cư của khoảng 2 triệu thanh thiếu niên Ba Lan có hàm lượng chất xám cao đến các thị trường Châu Âu như Đức, Pháp, Ý….
Do đó đây là cơ hội tốt cho các sinh viên quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng khi muốn làm việc tại Ba Lan và định cư tại châu Âu sau khi tốt nghiệp Đại học.
4. AN NINH ỔN ĐỊNH
Ba Lan an toàn hơn hầu hết các nước châu Âu. Ngay cả các nước Bắc Âu, được coi là rất an toàn, có tỷ lệ tội phạm cao hơn nhiều so với Ba Lan.
Ba Lan cũng được coi là một dân tộc đồng nhất trên thế giới với 96.7% dân cư là người gốc Ba Lan. Do đó, nơi đây không có dấu hiệu của việc phân biệt chủng tộc, tôn giáo và duy trì ở mức độ cao về bình đẳng giới cùng phong trào thúc đẩy hòa bình. Người dân Ba Lan có truyền thống hiếu khách với người nước ngoài, chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác.
Chính bởi vậy mà khi tới đây, các bạn du học sinh sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới cũng như không phải lo lắng về độ an toàn, môi trường sống,…
5. NỀN VĂN HÓA ĐẶC SẮC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ
Nền văn hóa Ba Lan nổi tiếng khắp thế giới với những di sản văn hóa lịch sử và những thành tựu hiện tại. Ba Lan là quê hương của 5 nhà văn Ba Lan đã từng đạt giải Nobel và rất nhiều nhà soạn sử, nhạc sĩ, nghệ sĩ điện ảnh nổi tiếng
Ngoài ra tại đây cũng có rất nhiều lễ hội, hội chợ sách, biểu diễn âm nhạc và rất nhiều các hình thức giải trí khác. Năm 2012, Ba Lan cũng đăng cai giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA. Đây là một trong số những sự kiện thể thao quan trọng nhất trên thế giới thu hút hàng ngàn fan hâm mộ đến từ tất cả các quốc gia tại châu Âu.
6. DU LỊCH VÀ KẾT BẠN
Ba Lan là quốc gia nằm ở Trung Âu, thuộc khối Schengen (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển….). Vì vậy, khi có VISA du học Ba Lan bạn có thể đi du lịch vòng quanh 26 nước thành viên còn lại một cách dễ dàng mà không cần phải xin thêm VISA. Đây là cơ hội cho những bạn có niềm đam mê du lịch khám phá thế giới. Bạn sẽ được giao lưu kết bạn với nhiều bạn bè trên khắp Thế giới. Danh sách bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới là một lí do hấp dẫn của việc đi du học.