TRƯỜNG ĐẠI HỌC HANNAM – TRUNG TÂM NGÔN NGỮ VÀ NGHIÊN CỨU HÀN QUỐC
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HANNAM
Trường Đại học Hannam được xây dựng vào năm 1956 bởi hội truyền giáo Quốc tế giáo phái Trưởng Nhiệm thuộc nước Mỹ là trường đại học mang hình thức gắn kết và đồng hành cùng khu vực địa phương dựa trên nền tảng của tinh thần đạo Cơ Đốc giáo. Đồng thời không ngừng phát triển trong lĩnh vực hướng tới toàn cầu hóa và dẫn đầu về sự tổng hợp trong khuôn viên giáo dục (khuôn viên giáo dục toàn cầu hóa, khuôn viên giáo dục kết hợp giáo dục và công nhiệp). Hơn thế nữa, Hannam đang trưởng thành là trường đại học danh tiếng của khu vực cũng như là trường đại học Cơ Đốc giáo danh tiếng của toàn Asia.
Kể từ khi được thành lập tới nay, danh tiếng trường Đại học Hannam không ngừng được cải thiện.
– Trường đứng vị trí thứ 191 trên tổng số các trường đại học ở châu Á.
– Trường còn cộng tác với 186 cơ sở đào tạo ở trên 40 quốc gia trên thế giới
– 10 cơ quan trực thuộc
– 42 viên nghiên cứu
– 4 phòng và 58 khoa
– 7 Viện đào tạo sau Đại học
– 10 Tổ chức phụ trợ giáo dục
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN VÀ HỌC SINH
– 429 giáo sư chính thức, 285 giáo sư dự bị
– 322 giảng viên theo thời gian
– 215 nhân viên
– 15.525 sinh viên theo học, trong đó sinh viên ngoại quốc: 259 (Việt Nam: 83 sinh viên)
THÀNH TÍCH
– Chính thức công nhận là đại học năng lực giáo dục quốc tế (Chứng nhận chính thức từ bộ giáo dục)
– Trường đại học danh tiếng đứng thứ thứ hạng 44 trên toàn quốc (Trường đại học dân lập số 1 khu vực Daejeon-Chungcheong)
– Nhận quyết định đạt tiêu chuẩn 30 đánh giá của cơ quan chứng nhận đại học trực thuộc viện đánh giá đại học Hàn Quốc.
ĐẶC ĐIỂM KHÓA HỌC CHÍNH QUY TIẾNG HÀN:
– Nâng cao hiệu quả học tập với hệ 4 học kì chính/1 năm.
– Thực hiện đào tạo tiếng Hàn theo từng trình độ năng lực của học sinh thông qua các kì thi phân lớp được tổ chức nghiêm khắc vào mỗi học kì.
– Đào tạo theo tiêu chuẩn ( tăng thêm một bậc TOPIK với mỗi 200 giờ học).
– Nâng cao năng lực tiếng Hàn thông qua các kì thi và đánh giá thực hành một cách đa dạng.
– Khắc phục nhược điểm năng lực của bạn thông qua các cuộc tư vấn không định kì.
– Để lên lớp học sinh buộc phải đạt thành tích học tập bình quân trên 70 điểm và tham gia trên 80% số tiết học.
1. Giới thiệu khóa học chính quy tiếng Hàn:
– Khóa học: chính quy
– Thời lượng: 10 tuần
– Thời gian khóa học:
- Khai giảng 4 lần/năm
- Tổng 200 giờ/kỳ (10 tuần 5 ngày 4 giờ)
- Thời gian: 9:00 ~ 13:00
– Nội dung:
- Đào tạo sinh viên có mục đích theo học đại học, cao học
- Đài tạo nâng cao năng lực thi TOPIK
- Cấp chứng chỉ và học bổng cho học sinh có thành tích suất xắc
2. Lịch trình khóa học chính quy (hàng năm)
Học kỳ Xuân | Học kỳ Hè | Học kỳ Thu | Học kỳ Đông | |
Hạn nhận hồ sơ đối với sinh viên mới | ~ 05/01 | ~ 06/04 | ~ 06/07 | ~ 02/10 |
Hạn nhận học phí | ~ 12/01 | ~ 13/04 | ~ 13/07 | ~ 19/10 |
Khai giảng | ~ 05/03 | ~ 04/06 | ~ 03/09 | ~ 03/12 |
Tổng kết học kỳ | ~ 17/05 | ~ 11/08 | ~ 21/11 | ~ 14/02 |
HỌC BỔNG
1. Học bổng của Đại học HANNAM dành cho sinh viên ngoại quốc (Hệ đại học)
Phân loại | Học bổng đặc biệt | |
Kì đầu nhập học | Miễn phí nhập học, giảm 50% học phí | |
Khi đang theo học | Tổng điểm từ 2.50 ~ dưới 3.50 | Giảm 30% học phí |
Tổng điểm từ 3.50 ~ dưới 4.00 | Giảm 50% học phí | |
Tổng điểm trên 4.00 | Giảm 100% học phí |
2. Học bổng TOPIK của ĐH HANNAM dành cho sinh viên ngoại quốc (Hệ đại học)
Cấp bậc TOPIK | Học bổng |
Đạt cấp 4 | 200.000 KRW |
Đạt cấp 5 | 500.000 KRW |
Đạt cấp 6 | 1.000.000 KRW |
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
1. Đơn xin được nhập học tiếng Hàn (có fle mẫu)
2. Bản kế hoạch học tập(1 trang bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
3. Bản giới thiệu bản thân
4. Bản sao hộ chiếu
5. Giấy chứng minh số dư tài khoản ngân hàng trên 9000 USD
6. Bằng tốt nghiệp trường theo học gần nhất(những quốc gia nằm trong bảng dưới đây tham khảo điều sau)
★ Xin dấu chứng thực loại Apostille từ Bộ ngoại giao của mỗi nước hoặc có thể xin chứng thực từ Đại sứ quán nước nhà khi ở Hàn Quốc, hay từ Đại sứ quán Hàn Quốc khi ở trong nước.
7. Bảng điểm của trường đã tốt nghiệp gần nhất
8. Hộ khẩu
9. Giấy bảo lãnh chi trả học phí cho học sinh
10. Giấy chứng nhận thu nhập của người bảo lãnh cho học sinh